03/04/2018 | 00:19 GMT+7 2900
Nguyên tắc xây gạch: “Ngang bằng, đứng thẳng, mặt phẳng, góc vuông, mạch không trùng, khối xây đặc chắc”.
Chọn đúng loại gạch và đúng kích thước yêu cầu trong bản thiếu kế kỹ thuật. Sức chịu đạt cường độ quy định của công trình. Độ hút nước gach BTCL VIETCEM không quá 10%.
- Nếu là gạch lỗ rỗng bít đáy : xây úp, ngửa mặt đáy lên trên (liền mặt) để thuận tiện rải vữa khi xây.
- Nếu là gạch lỗ rỗng thông đáy : trát vữa lên các thành của viên gạch, lớp cuối hoặc tại vị trí đỗ đà lăng tô ta xây một lớp gạch có đáy (loại này cách âm cách nhiệt có đáy)
- Có hai loại gạch có đáy và thông đáy ta đều có giải pháp viên ½ để xây chằn hai đầu hặc xây sole tránh trùng mạch.
- Nếu các bức tường xây có gắn với nhau: Phải lựa chọn các loại gạch có cùng chiều cao (chiều dầy) để thuận tiện xây khóa 2 bức tường.
- Tại điểm giao nối giữa tường gạch XMCL và cột bê tông, nên đặt thêm các lưới thép để tăng tính liên kết và trung bình cứ 400mm tùy theo chiều cao của các hàng gạch, gắn râu thép (khoan lỗ vào cột bê tông) để nối tường vào cột (giống như quy cách xây gạch đất sét nung).
- Tại các vị trí sẽ lắp khung cửa, nên xây gạch đặc hoặc tại vị trí này ta cho đỗ vữa xây vào các lỗ rỗng của viên gạch để việc liên kết khung cửa vào khối xây được bền chắc hơn.
Quy cách trát.
- Vì gạch XMCL VIETCEM có khả năng chống thấm rất tốt, nên vữa trát phải trộn dẻo, nhiều xi măng (mác 75)
- Lớp trát không quá dầy (<15mm) để tránh hiện tượng xệ vữa, gây nứt chân chim và lãng phí. Nên trát vữa vào bức tường làm 2 lớp đè lên nhau, mỗi lớp dầy dưới 8mm trước khi xoa nhẵn bề mặt.
- Với những điểm cần trát bù sau khi thi công điện nước, phải gắn lớp lưới thép vào lớp gạch trước khi trát để tránh rạng chân chim giữa 2 lớp trát trước và sau.
- Có thể áp dụng Quy chuẩn, Quy cách trát cột bê tông trong quá trình trát tường gạch XMCL VIETCEM.
Chuẩn bị vữa xây trát:
1. Dùng vữa xây thông thường (xi măng + cát sạch).
2. Mác vữa xây theo yêu cầu thiết kế, Mác >50 (75).
3. Lớp trát ưu tiên sử dụng lớp vữa Mác75.
4. Vì gạch BTCL VIETCEM có cường độ chịu nén cao, chống thấm tốt nên không trộn vữa xây quá ướt (trộn dẻo vừa).
1. Lấy mốc, trải vữa lớp dưới dày 15-20mm, miết mạch đứng dày 5-10mm.
2. Xây một lớp để kiểm tra tim cốt, trải vữa liên tục để xây hàng kế tiếp cho đến cốt lanh tô thì dừng lại để chờ đáp lanh tô.
3. Xây tiếp phần tường phía trên lanh lô.
4. Đối với các phần xây nhỡ các kích thước gạch sẽ được cắt cho phù hợp với kích thước khối xây.
5. Xây từ dưới lên trên, tường chính xây trước, tường phụ xây sau, xung quanh xây trước, trong xây sau.
6. Nếu gạch khô phải tưới nước để đảm bảo gạch không hút nước của vữa tạo liên kết tốt khi xây.
7. Bề mặt tiếp giáp khối xây phải được trát một lớp hồ dâu để tạo độ liên kết giữa gạch và bề mặt tiếp giáp đó như dầm, cột…
8. Mạch vữa ngang không dày hơn 2cm, mạch đứng không quá 1.5cm. Các mạch phải đầy vừa không để rỗng, bọng. Có một cách xây là 2 dọc 1 ngang.
9. Chú ý ở vị trí tiếp giáp giữa tường với dầm thì phải xây xiên, xây bằng gạch đinh, đồng thời các lỗ trống phải miết hồ kỹ nhằm tránh trường hợp nứt ở mép tiếp giáp của tường và dạ đà.
10. Ở vị trí tiếp giáp giữa tường với mặt trên của dạ đà cũng được xử lý một lớp hồ dầu khoảng 1cm và xây khoảng 03 hàng gạch đinh để chống nứt.
Đang Online : 2
Hôm qua : 301
Tháng này : 8077
Tổng truy cập : 482881